Chào mừng đến với trang web Oriental Tours Phú Quốc

Cẩm nang du lịch

Oriental Tours Phú Quốc

Cẩm nang du lịch - 08/11/2019 - 1245 Lượt xem

Đền thờ Nguyễn Trung Trực

Đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc – một địa danh lịch sử tại Phú Quốc

Đến với Phú Quốc ngoài việc tham quan vui chơi tại thiên đường biển cả xinh đẹp. Hay khu vui chơi giải trí thì bạn hãy dành thời gian để tham quan những chùa chiền. Và di tích lịch sử như Dinh Cậu – nơi bà con ngư dân hương khói cầu cho đánh cá được mùa. Chùa Hộ Quốc – nơi thiêng liêng trấn giữ an khí tổ quốc Việt Nam. Chùa Sim Muông, ngôi chùa trên núi cao lâu đời và đẹp nhất ở Phú Quốc. Và đặc biệt là đền thờ Nguyễn Trung Trực – nơi thờ người anh hùng trong lòng mỗi người dân Việt Nam ta.

Khuôn viên đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc tại Gành Dầu

Anh hùng Nguyễn Trung Trực

Nguyễn Trung Trực (1837-1868) quê ở phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Ông là nhà lãnh đạo tài ba trong cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An và Rạch Giá, tục gọi là Quản Chơn hay Quản Lịch. Tên này có được vì lúc nhỏ Nguyễn Trung Trực có tên là Chơn. Rồi từ năm 1859 đổi là Lịch, còn Quản là chức Quản cơ. Sau khi đốt tàu L’Esperance, ông đổi tên là Nguyễn Trung Trực. Và tên này được nhân dân gọi cho đến ngày cuối cùng.

Cái tên Nguyễn Trung Trực gắn liền với ông sau khi đốt tàu L’Esperance

Ông xuất thân trong một gia đình chài lưới ở hạ lưu sông Vàm Cỏ. Năm 1861, hưởng ứng lịch Cần Vương chống Pháp, Nguyễn Trung Trực chiêu mộ một số đông nông dân. Nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An. Lập được nhiều chiến công nên được triều đình Huế phong chức Quản cơ. Nghĩa quân dưới quyền lãnh đạo của ông gồm một số nhà yêu nước: Nguyễn Văn Điền (hay Điền), Nguyễn Học, lương thân Hồ Quang…tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo.

Lịch sử anh hùng Nguyễn Trung Trực

Không chỉ ở Phú Quốc, người dân Kiên Giang đã ghi nhớ. Và tạc tượng ông ở công viên trung tâm Thành phố Rạch Gía


Sau đó, Nguyễn Trung Trực tiếp tục chiến đấu qua lại trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Sau khi ba tỉnh miền đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862) ông được phong làm Lãnh binh. Năm 1861 Nguyễn Trung Trực lại được triều đình phong chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất Hà Tiên.

Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ngày 23-6-1867, Nguyễn Trung Trực rút quân về Rạch Giá tiếp tục cuộc chiến đấu, lập căn cứ ở Hòn Chồng. Ngày 16-6-1868 ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt địch và làm chủ tình hình được tài liệu. Giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ nhằm chống giặc lâu dài. Pháp phải huy động một lực lượng hùng hậu đến bao vây và tấn công đảo. Đến tháng 10-1868, để bảo đảm lực lượng nghĩa quân và nhân dân trên đảo, ông tự ra nộp mình cho giặc bắt. Chúng nhiều lần dụ dộ, mua chuộc nhưng ông không ra đầu hàng.

Anh hùng Nguyễn Trung Trực bị hành hình ở chợ Rạch Giá

Chốn bình yên cuối của ông ở xã đảo Gành Dầu, Phú Quốc. Nay là đền thờ Nguyễn Trung Trực nơi con dân Phú Quốc và du khách thường lui tới

Sau đó, ông bị giải về Sài Gòn, viên thống soái Nam Kì lúc đó vừa dụ hàng, vừa hăm dọc. Ông trả lời: “Thưa Pháp soái, chúng tôi chắc rằng lúc nào ngài trừ cho hết cỏ trên mặt đất. Thì chừng đó ngài mới may ra trừ tiệt được những người ái quốc của xứ sở này”.

Đây là một trong những câu nói lưu danh muôn đời của anh hùng Nguyễn Trung Trực

Cuối cùng giặc Pháp đem Nguyễn Trung Trực ra hành hình ở chợ Rạch Giá ngày 27-10-1868, hưởng dương 31 tuổi. Để tỏ lòng biết ơn Ông, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi. Trong đó tiêu biểu là Đền Thờ Nguyễn Trung Trực tại Long An, Rạch Giá và tại Gành Dầu Phú Quốc.

Không gian bình yên của đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc

Khi đến đây bạn không chỉ được một lần nữa ôn lại lịch sử hào hùng về con người vĩ đại này. Mà còn lại nơi để chúng ta sống chậm lại, bình yên hơn một chút, ngắm đất trời, hoa sen. Và cuộc sống chậm rãi, rất đáng để bạn trải nghiệm. Ghi dấu chân mình ở nơi đã từng dậy sóng về ông như thế.

Cách đi đến đền thờ Nguyễn Trung Trực Phú Quốc

Bạn có thể chọn 2 tuyến đường đó là đường Cửa Cạn hoặc đường Bãi Thơm. Nếu đi đường Cửa Cạn, bạn chay từ Dương Đông lên tầm 15km sẽ có ngã 3 (1 ngã đi Vinpearland, 1 ngã đi Vũng Bầu, 1 ngã đi Đình Ông Nguyễn). Tới đây bạn rẽ phải vào hướng Đình Ông Nguyễn rồi đi thẳng hết đường lại rẽ trái lên hướng Gành Dầu để đi tiếp đến đình.
Còn chọn đi đường Bãi Thơm thì bạn chạy thẳng mãi sẽ tới ngã rẽ (1 ngã hướng về Gành Dầu, 1 ngã hướng lên Bãi Thơm). Bạn rẽ vào hướng đi Gành Dầu và chạy thẳng hoài tới địa phận xã Gành Dầu luôn. Tới xã đảo, bạn hỏi đường người dân tiếp để đi tới địa điểm. Vì đây là xã đảo nên bạn sẽ hơi khó hình dung đường hơn.
Chúc bạn có mình giây phút bình an nơi đây. Và cùng tưởng nhớ, tự hào về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết liên quan

Phu Quoc

Phu Quoc

Đăng: 04 - 12 - 2019
DINH CẬU PHÚ QUỐC

DINH CẬU PHÚ QUỐC

Đăng: 03 - 12 - 2019
Nhà tù Phú Quốc

Nhà tù Phú Quốc

Đăng: 19 - 11 - 2019
Hotline: (+84) 8188 42489
Chat Facebook
Gọi điện ngay